Dinh dưỡng cho bé phục hồi thần kỳ sau khi ốm dậy
Nhận ngay mã quà tặng mua hàng Nestlé trên TIKI (NESCAFÉ, MILO, MAGGI...) cùng nhiều quyền lợi hấp dẫn khi đăng ký làm thành viên Gia Đình Nestlé tại đây.
Gia Đình Nestlé - cộng đồng khách hàng thân thiết, tin dùng các sản phẩm dinh dưỡng từ Nestlé. Mua sản phẩm Nestlé, nhớ giữ lại hóa đơn để tiếp tục tham gia vòng xoay may mắn, nhận nhiều phần quà hấp dẫn từ chương trình Thành viên gắn kết tại đây.
Cũng như người lớn, cơ thể bé cần được bồi bổ sau khi trải qua một cơn bệnh. Tuy nhiên, bổ sung dinh dưỡng cho bé cũng cần phải có chế độ hợp lý và khoa học. Hãy cùng điểm lại những lưu ý dưới đây để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất nhé.
1. Chế độ dinh dưỡng cho bé sau khi ốm dậy
- Uống nhiều nước: nước là một thành phần quan trọng trong cơ thể, và đặc biệt khi bị ốm bé lại càng cần bổ sung thêm nhiều nước, nhất là đối với các bé bị sốt, tiêu chảy để bù nước. Ngoài ra các bé bị sổ mũi, viêm đường hô hấp cũng nên bổ sung nhiều nước để thông thoáng đường thở.
- Tăng cường các nhóm thực phẩm giàu chất đạm: cơ thể trẻ sau khi ốm dậy thường sẽ bị suy nhược đi ít nhiều. Các thực phẩm như trứng, sữa, thịt bò, hải sản rất cần thiết trong phục giúp trẻ lấy lại sức khoẻ.
- Tăng cường bổ sung vitamin: các khoáng chất, vitamin và các loại acid amin rất quan trọng trong việc giúp trẻ tăng sức đề kháng. Các vitamin như A, C, D, B cùng các nguyên tố như canxi, kẽm, sắt nên được bổ sung đầy đủ. Nước cam, sữa chua là những loại thực phẩm hữu ích trong việc này.
- Bổ sung các men vi sinh: các vi chất này sẽ hỗ trợ hệ tiêu hoá của bé hoạt động tốt hơn, kích hoạt enzym làm việc từ đó kích thích cơn thèm ăn, ngoài ra nó còn giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng và tăng sự ngon miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ăn uống để bồi bổ cơ thể.
2. Những lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho bé sau khi ốm dậy
- Ăn thức ăn dạng lỏng và ít dầu mỡ: bé vừa ốm dậy chỉ nên ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo, súp. Tăng dần độ đặc theo từng ngày đến khi bé khỏi hẳn. Ngoài ra, hạn chế cho bé ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như chiên xào, hay chứa nhiều đường như bánh kẹo, chúng sẽ khiến trẻ khó tiêu, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống bồi bổ cơ thể.
- Không ép bé ăn quá nhiều: các bậc cha mẹ thường có tâm lý muốn trẻ ăn thật nhiều sau khi khỏi bệnh, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Trẻ vừa ốm dậy cơ thể vẫn còn mệt mỏi, chưa thể quay trở lại chế độ ăn như bình thường. Việc cha mẹ ép bé ăn sẽ khiến trẻ thêm mệt mỏi và không chịu ăn, vô tình làm chậm quá trình phục hồi sau bệnh. Thay vì cho trẻ ăn quá nhiều một lúc, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn ra và cho trẻ ăn nhiều lần, mỗi lần một ít.
- Cho trẻ ăn theo yêu cầu: tuỳ vào khẩu vị và mong muốn của bé, mẹ nên lắng nghe và chế biến những món ăn mà trẻ thích. Việc đáp ứng như vậy sẽ giúp trẻ sớm lấy lại được cảm giác thèm ăn.
3. Các món ăn bổ sung dinh dưỡng cho bé sau khi ốm dậy tốt nhất
- Cháo lươn: lươn từ lâu được biết đến như một loại thực phẩm bổ dưỡng, với thành phần giàu đạm, bồi bổ khí huyết, chống phong thấp, cháo lươn với dạng lỏng nhưng đầy dưỡng chất là lựa chọn phù hợp để bồi bổ bé vừa ốm dậy.
- Súp gà: gà cũng là một trong những nguyên liệu giàu đạm, bổ sung sắt và các khoáng chất rất tốt cho việc phục hồi người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ chán ăn, cảm lạnh hay viêm họng.
- Súp cà chua sữa: trẻ vừa ốm dậy miệng thường đau rát và đắng ngắt, cà chua nấu với sữa sẽ giúp trẻ lấy lại vị giác, giúp trẻ giảm đau họng, ngoài ra nó còn bổ sung các vitamin các khoáng chất cho trẻ tăng cường sức đề kháng.
- Ngoài ra các mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh hay nước ép táo ấm. Các loại nước ép trái cây này giúp cơ thể bù nước và bổ sung vitamin hiệu quả.
Đau ốm là những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, hy vọng những chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho bé vừa ốm dậy ở trên sẽ góp phần giúp các mẹ trong việc chăm sóc những thiên thần nhỏ của mình.
Gia Đình Nestlé